• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
logo
add image

Công tác nữ công đòi hỏi sự chu đáo, thấu cảm

Ngày đăng

Lao động nữ là đối tượng dễ tổn thương, do đó công tác nữ công đòi hỏi cán bộ công đoàn cần tỉ mỉ, chu đáo, thấu cảm, với mục tiêu bình đẳng giới, để phụ nữ ngày càng tiến bộ.

Hoạt động nữ công có nhiều đổi mới

Nhiệm kỳ 2018 - 2023, công tác nữ công công đoàn có nhiều đổi mới, chuyển biến tích cực. Các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chương trình chiến lược của Chính phủ liên quan đến lao động nữ, dân số, gia đình và trẻ em đã được Tổng LĐLĐ Việt Nam triển khai đến các cấp công đoàn.

Tiêu biểu là chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030, chiến lược gia đình và trẻ em, chiến lược dân số đến năm 2030, Chỉ thị 06 của Ban Bí thư về phát triển gia đình Việt Nam trong tình hình mới.

Công đoàn tích cực tham gia xây dựng, kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật, đồng thời đề xuất, kiến nghị chính sách đặc thù bảo đảm quyền lợi lao động nữ. Tổng LĐLĐ Việt Nam tham gia 2 cuộc đối thoại tổ chức tại Nghệ An và Đồng Nai, đề xuất những chính sách bảo vệ nữ công nhân lao động. Tại buổi đối thoại, đã có 5 chính sách dành riêng cho lao động nữ được chủ doanh nghiệp chấp thuận đưa vào Thỏa ước lao động tập thể.

Các hoạt động cải thiện điều kiện chăm sóc, nuôi dạy và học tập của con công nhân, viên chức, lao động... tiếp tục được triển khai. Việc thành lập, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của ban nữ công quần chúng được đẩy mạnh.

Đồng chí Đỗ Hồng Vân - Trưởng Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam chia sẻ, các mô hình như lễ cưới tập thể, sức khỏe của bạn, phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc được tổ chức tại nhiều địa phương.

Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam có nhiều cuộc khảo sát tình hình đời sống, việc làm, chăm sóc con của nữ đoàn viên, công nhân lao động để làm căn cứ cho các cấp công đoàn xây dựng chính sách.

Đã có nhiều kết quả cho thấy hoạt động nữ công có nhiều tín hiệu đáng mừng như: Nghị định 105 là một chính sách nhân văn đối với con công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Đã có 53/64 tỉnh thành có nghị quyết của HĐND về chính sách này. Đây là sự tác động rất lớn của tổ chức công đoàn.

Chương trình bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030, công tác cán bộ nữ đã vượt chỉ tiêu. Cán bộ là nữ chủ tịch, phó chủ tịch cũng tăng lên. Đây cũng là 1 tín hiệu đáng mừng cho thấy sự quan tâm rất lớn của lãnh đạo các tỉnh, ngành và sự khẳng định mình của nữ cán bộ công đoàn các cấp; trong số đó, có rất nhiều đồng chí trưởng thành từ cán bộ nữ công công đoàn.

Các hoạt động cải thiện điều kiện chăm sóc, nuôi dạy và học tập của con công nhân, viên chức, lao động, xây dựng gia đình... tiếp tục được triển khai.

Việc thành lập, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của ban nữ công quần chúng được đẩy mạnh. Nhiều mô hình chăm lo cho lao động nữ được triển khai. Phong trào thi đua được lan tỏa trong các công đoàn cơ sở.

Nâng cao chất lượng hoạt động công tác nữ công

Chủ đề hoạt động xuyên suốt năm 2024 của công tác nữ công đó là “Nâng cao chất lượng hoạt động, cụ thể hóa nghị quyết đại hội công đoàn các cấp tập trung vào hoạt động công tác nữ công, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập công đoàn Việt Nam”.

Chủ đề được cụ thể hóa bằng 03 khâu đột phá, gồm: đẩy mạnh hoạt động bảo vệ quyền của lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi là việc; nâng cao chất lượng hoạt động ban nữ công quần chúng, đẩy mạnh chăm lo lợi ích cho nữ đoàn viên, người lao động; xây dựng đội ngũ cán bộ nữ công đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là cán bộ nữ công tại doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.

Đồng chí Đỗ Hồng Vân đề nghị cần nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất với chính quyền địa phương và Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị với Chính phủ và Quốc hội trong việc sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của lao động nữ và trẻ em.

Nắm bắt nhu cầu lao động nhằm hỗ trợ lao động nữ bị mất việc hoặc đang trong quá trình tìm kiếm, chuyển đổi việc làm để đảm bảo ổn định việc làm và thu nhập; kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách đối với lao động nữ, đảm bảo bình đẳng giới.

Chú trọng các hoạt động cải thiện điều kiện chăm sóc, nuôi dạy con công nhân lao động bằng việc kiến nghị với người sử dụng lao động tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân trong việc xác nhận đơn đề nghị trợ cấp, hỗ trợ cho con công nhân học tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập theo Nghị định 105/2020/NĐ-CP.

Thương lượng với người sử dụng lao động hỗ trợ một phần chi phí gửi trẻ tại nhà trẻ, mẫu giáo đối với công nhân lao động có con trong độ tuổi gửi trẻ, mẫu giáo bằng tiền mặt hoặc hiện vật thông qua đối thoại tại nơi làm việc; tư vấn, chăm sóc lao động nữ đang mang thai và nuôi con nhỏ tại các khu công nghiệp thông qua việc triển khai tập huấn, sinh hoạt chuyên đề.

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các chính sách đối với lao động nữ và trẻ em trong Nghị định 145/2020/NĐ-CP và Nghị định 105/2020/NĐ-CP; chính sách dân số và phát triển, chăm sóc sức khỏe sinh sản và mô hình "Sức khỏe của bạn”; tuyên truyền, biểu dương các gia đình tiêu biểu, bình đẳng giới trong gia đình, phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, phòng ngừa lao động trẻ em, phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc…

Chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Nữ công quần chúng và tập huấn đầu nhiệm kỳ, tập huấn kỹ năng cho cán bộ nữ công và nghiệp vụ công tác nữ công; hướng dẫn việc nắm bắt nhu cầu của nữ đoàn viên, người lao động, từ đó đề xuất các hoạt động chăm lo phù hợp...

Trưởng Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đề nghị cùng với Hội Liên hiệp Phụ nữ xây dựng chương trình phối hợp hoặc quan tâm triển khai thực hiện các cuộc vận động, chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, chương trình “Mẹ đỡ đầu”...

Công tác nữ công đòi hỏi sự tỉ mỉ, chu đáo

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhấn mạnh, đối với nhiều ngành nghề, nữ giới đang là lực lượng lao động lớn. Đây là đối tượng dễ bị tổn thương, đang làm việc ở những ngành lương không cao.

Thống kê của thế giới cho thấy, bất bình đẳng về tiền lương giữa nam và nữ, trong cùng một lĩnh vực. Nữ giới chủ yếu làm việc trong lĩnh vực lương thấp như giáo viên mầm non thời gian làm việc căng thẳng, thu nhập lại thấp.

Hậu quả kéo dài, nặng nề và toàn diện của Covid-19 làm cho đời sống người lao động nói chung, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương là lao động nữ đang gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều người mất việc làm. Lao động nữ còn khó khăn về tổ chức đời sống gia đình. Rất nhiều lao động nữ không có thời gian, kỹ năng và kinh nghiệm về chăm con, chăm lo gia đình…

Từ những thống kê đó, đồng chí Ngọ Duy Hiểu cho rằng, công tác nữ công nên làm phong phú, sinh động, đầy đủ, và thực chất hơn kết quả của hoạt động công đoàn. Công tác nữ công đòi hỏi cán bộ công đoàn cần tỉ mỉ, chu đáo, thấu cảm, sâu sắc, thực tế, luôn quan sát để từ những hình ảnh, những câu chuyện rất cụ thể, đơn giản trong đời sống lao động nữ, nhưng qua lăng kính của cán bộ công đoàn cố gắng phải trở thành những kiến nghị, đề án kế hoạch hành động, thậm chí trở thành chính sách như Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn,... Mục tiêu chung cần hướng đến là bình đẳng giới, để phụ nữ ngày càng tiến bộ.

Nguồn tin: https://laodongcongdoan.vn/

Để lại bình luận

beyond hair instagram laki hair wigs latex dress how to make hair extensions look natural with short hair 2c hair short latex dresses angel hair extensions where are chrome extensions stored mac latex clothes pink xpressions braiding hair london ontario hair extensions latex clothing uk
Top